Tại sao trẻ lại có những hành vi gây khó dễ như vậy?
Do quá trình phát triển
Trẻ nhỏ thường rất hay bốc đồng và vẫn chưa thể học cách kiểm soát hành vi của mình. Trẻ vẫn chưa biết cách dừng lại để đánh giá xem hành vi nào là đúng và hành vi nào là sai. Trẻ có thể phải sử dụng đến hành động để đạt được nguyện vọng của mình do những hạn chế về kỹ năng ngôn ngữ.
Ở giai đoạn phát triển này, trẻ sẽ học cách nhìn nhận thế giới dựa trên quan điểm của riêng mình. Do đó, trẻ sẽ khó có thể đánh giá được quan điểm của những người xung quanh và chia sẻ những quan điểm đó. Khi đó trẻ rất có khả năng xuất hiện những hành vi như đánh, túm lấy, đá hoặc cắn để đạt được nguyện vọng cũng như để bảo vệ cho niềm tin của mình.
Trẻ khuyết tật trí tuệ mất nhiều thời gian để học cách kiếm soát những cơn bốc đồng và có khả năng nắm bắt quan điểm của người khác hơn. Ngoài ra, những trẻ này cũng cần thêm sự hỗ trợ để xác định và nắm bắt những cảm xúc bùng phát đó để từ đây truyền đạt được nguyện vọng của mình và học cách giải quyết vấn đề.
Thường thường, khi trẻ trưởng thành và phát triển được các kỹ năng, các gia đình sẽ thấy được rằng trẻ đang dần thu bớt lại những hành vi gây khó khăn cho người khác của mình.
Giao tiếp
Đôi khi trẻ sẽ gây ra những hành vi gây khó dễ bởi khi đó có thể trẻ không biết cách giao tiếp với người khác và có thể không hiểu những kỳ vọng mà người lớn đặt lên trẻ. Điều này cũng tương tự như trường hợp của những trẻ khuyết tật về mặt trí tuệ.
Phần lớn các thông điệp bằng lời nói đều có thể được truyền tải thông qua các hành vi khó khăn, bao gồm:
- Khi trẻ muốn một thứ gì đó chẳng hạn như một món ăn hay tham gia một hoạt động ưa thích
- Khi trẻ cần đáp ứng một nhu cầu mang tính cảm quan nào đó bởi hành vi này có thể khiến trẻ cảm thấy vui vẻ hoặc tạo cảm giác thú vị
- Để làm quen với các tiếp xúc xã hội hoặc gây sự chú ý
- Để trốn tránh những sự việc khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, khó khăn hoặc khiến trẻ sợ hãi
- Để bày tỏ những cảm xúc mà trẻ chưa biết cách bầy tỏ, ví dụ như chán nản thất vọng hay giận dữ.
Những khó khăn trong vấn đề giao tiếp cũng có thể dẫn đến việc trẻ miễn cưỡng làm theo sự chỉ bảo. Những hướng dẫn thường có quá nhiều bước hoặc trẻ chưa thực sự muốn học cách nắm bắt và điều đó có thể khiến trẻ cảm thấy chán nản và phải nhớ đến những hành vi gây khó khăn đó.
Có rất nhiều cách phát triển khả năng giao tiếp của trẻ, đó có thể là sự động viên và khuyến khích bao gồm: kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ, sử dụng các công cụ trực quan, các bảng, các đồ vật và cử chỉ trong giao tiếp.
Những món quà không có chủ định
Trẻ học hỏi phần lớn là thông qua môi trường. Trẻ sẽ rất nhanh phát hiện ra hành vi của trẻ có thể có ảnh hưởng đến hành động của những người xung quanh
Đôi lúc chúng ta cũng cần đến những món quà không có chủ định hay một tác động tiềm ẩn nào đó trước cách hành xử của trẻ. Nếu những hành vi này tạo ra một kết quả đúng như mong đợi vậy thì trẻ có thể lặp lại các hành vi đó. Theo cách này trẻ có thể học cách giao tiếp thông qua hành vi. Những món quà không có chủ định có thể là sự quan tâm, những món quà vật chất, các hoạt động hay thiết đãi một bữa ăn cho trẻ.
Khi trẻ hành xử đúng cách thì đây chính là cơ hội và thời điểm thích hợp để khen thưởng trẻ. Hãy nhớ rằng việc khen thưởng trước cách hành xử đúng đắn của trẻ sẽ giúp trẻ nhận thức được hành động nào là đúng đắn và sẽ luôn lặp lại những hành vi đó.
Môi trường
Trẻ sẽ phát triển tốt hơn trong một môi trường nuôi dưỡng bài bản và có quy củ. Trường hợp này cũng tương tự với những trẻ bị khuyết tật trí tuệ. Nếu môi trường đó không bài bản và có quy củ trẻ có thể sẽ luôn cảm thấy bối rối và bất an, thường dẫn đến việc xuất hiện những hành vi gây khó khăn. Việc vạch ra những giới hạn không nhất quán có thể khiến trẻ không hiểu rõ được mọi người mong đợi gì từ trẻ và cảm thấy không được an toàn về bản thân và về môi trường sống của trẻ.
Đôi khi trẻ có thể cảm thấy buồn chán và không biết cách để bắt đầu trước một hành động mới. Thay vào đó trẻ có thể sẽ làm những việc không thực sự phù hợp chẳng hạn như vứt bỏ lung tung quần áo của mình.
Nhiều trẻ bị khuyết tật trí tuệ cảm thấy môi trường xung quanh mình quá ồn ào và chật chội và điều đó khiến trẻ nảy sinh cảm giác lo lắng. Trẻ khi đó có thể dùng đến hành động để tránh xa những nơi này.
Không được ngủ đầy đủ cũng có thể khiến trẻ có những cách hành xử không tốt do sự mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến mức độ bao dung và khả năng giải tỏa cảm xúc ở trẻ.
Sức khỏe
Có những bệnh tật ở trẻ được biểu hiện ra bằng những chỉ số rõ ràng thì trong khi đó lại có những trường hợp không thể chẩn đoán ra bệnh của trẻ. Những trẻ bị khuyết tật trí tuệ thường khó nhận biết và truyền đạt được những thay đổi ở cơ thể của trẻ chẳng hạn như trẻ bị đau hay cảm thấy không được thoải mái. Trong những trường hợp đó thì chỉ số duy nhất để biểu đạt được mức độ đau yếu do bệnh của trẻ đó là sự thay đổi trong cách hành xử của trẻ. Do đó, nếu xuất hiện bất cứ thay đổi nào trong hành vi của trẻ thì bạn cần phải cẩn trọng hơn trong việc tìm ra một phương pháp chữa trị thích hợp.
Đôi khi trẻ cần sử dụng đến thuốc ví dụ như viên thuốc chữa cảm lạnh và cảm cúm, siro ho, các loại thuốc chống co giật. Những loại thuốc này cũng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ. Hãy thảo luận cùng bác sĩ về những phản ứng phụ do thuốc và bất kỳ thay đổi nào có thể xuất hiện trong cách hành xử của trẻ.
Trẻ bị khuyết tật trí tuệ thường gặp phải những hạn chế trong việc giải tỏa cảm xúc và khả năng đó sẽ còn giảm xuống nữa trong trường hợp trẻ bị ốm, căng thẳng hay mệt mỏi.
Gia đình khỏe mạnh
Trẻ thường dễ nắm bắt được nếu trong môi trường nơi trẻ sống xuất hiện bầu không khí căng thẳng và sự khỏe mạnh của cha/mẹ hoặc người giám hộ có ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Khi các mối quan hệ bỗng dưng thay đổi theo hướng căng thẳng và trong nội bộ gia đình xảy ra mâu thuẫn thì trẻ có thể sữ cảm thấy không an toàn và sữ dẫn đến việc trẻ trở nên hung hăng hơn, lo lắng hoặc thất vọng
Bên cạnh đó, khi cha/mẹ hoặc người giám hộ gặp căng thẳng thì họ cũng khó có thể kiểm soát được những cảm xúc của mình. Do đó, họ có thể sẽ dễ cáu kỉnh, mất kiên nhẫn và phản ứng thiếu nhất quán trước cách hành xử của trẻ. Trong những tình huống như vậy thì cha/mẹ hoặc những người giám hộ nên tìm đến sự hỗ trợ hoặc những tư vấn từ phía các chuyên gia.
Các tác động khác
Trẻ thường bị ảnh hưởng từ các mối quan hệ với bạn bè cùng lứa và từ hành động từ phía những người khác. Khi trẻ chứng kiến một ai đó có những hành động hung hăng gây hấn, trẻ có thể bắt chước các hành vi đó.
Các ảnh hưởng khác có thể tác động lên hành vi của trẻ có thể là từ phim ảnh, các chương trình truyền hình, thông qua báo chí, truyên tranh hay các trò chơi trên máy tính.
Hành vi mang tính thách thức
Hành vi mang tính thách thức là thuật ngữ thường dùng để mô tả những hành vi có thể đặt trẻ hoặc những người khác vào nguy cơ có thể bị tổn thương, đau đớn hay bị loại trừ khỏi những hoạt động. Những hành vi này cùng với cường độ và khoảng thời gian mà chúng gây ra có thể tác động lên khả năng hoạt động và tham gia các sự kiện thường ngày của trẻ. Các hành vi này thường tạo ra một thách thức lớn hơn cho gia đình và những nhân viên tư vấn địa phương sơ với các hành vi gây khó khăn điển hình
Các hành vi mang tính thách thức bao gồm:
- Sử dụng những ngôn từ có tính công kích
- Gây tổn thương lên bản thân hoặc lên những người khác ví dụ như đánh, cắn, túm tóc
- Phá hỏng hay đập vỡ các đồ vật
Bạn có thể làm gì
Bạn hãy nhớ rằng dù là các hành vi gây khó dễ hay là những hành vi mang tính thách thức thì chúng đều có mục đích hoặc vai trò nào đó.
Sau đây là một vài trợ giúp có thể giúp ích cho bạn trong trường hợp trẻ có những hành vi mang tính thách thức hay gây khó dễ, đó là:
- Kiểm tra sức khỏe cho trẻ
- Hãy kiểm tra xem liệu môi trường xung quanh trẻ có sự thay đổi nào không, ví dụ như không gian xung quanh quá ồn ào hoặc đông đúc, thân nhiệt của trẻ đột nhiên trở nên quá nóng hoặc quá lạnh hay như trẻ có phải đang cần đến việc thay đổi một hoạt động nào đó hay không?
- Khi trẻ cư xử đúng cách hãy cho trẻ có cơ hội tương tác xã hội thật nhiều hơn nữa
- Sử dụng những từ ngữ đơn giản để giúp trẻ nắm bắt dễ dàng hơn
- Hãy đưa ra những lời hướng dẫn và những thói quen thật rõ ràng
- Trong điều kiện thích hợp và nếu có thể, hãy để trẻ đưa ra sự lựa chọn, chẳng hạn như “Con thích mặc chiếc áo khoác màu xanh hay là màu đỏ?”
- Hãy vạch ra một ranh giới rõ ràng và luôn phản ứng lại một cách nhất quán.