Tìm hiểu sâu hơn về những ảnh hưởng của sự bắt nạt, người lớn có thể làm gì để giúp phòng ngừa hành vi bắt nạt, và tìm thêm những nguồn thông tin ở đâu?
Bắt nạt, trêu chọc và quấy rối không nên được xem như là đặc điểm bình thường của việc tranh luận hoặc “những đứa trẻ cũng chỉ là những đứa trẻ”. Ảnh hưởng của hành vi bắt nạt có thể nghiêm trọng, bao gồm trầm cảm, hạ thấp lòng tự trọng, những vấn đề sức khỏe và thậm chí là tự tử. Người lớn có thể giúp phòng ngừa hành vi bắt nạt bằng cách giải thích cho trẻ về bắt nạt. Dạy trẻ cách đối phó nếu trẻ đang bị bắt nạt, và thực hiện những bước để bảo vệ quyền pháp lý của trẻ, đảm bảo trẻ không bị bắt nạt.
Bắt nạt là gì?
Bắt nạt là hành vi không mong muốn, hung hăng có liên quan đến một sự mất cân bằng thực tế hoặc nhận thức về quyền lực. Hành vi hung hăng lặp lại, hoặc có nguy cơ lặp lại theo thời gian.
Các hình thức bắt nạt
Có 3 hình thức bắt nạt:
Bắt nạt thể chất bao gồm làm tổn thương cơ thể hoặc xâm hại tài sản của một người nào đó. Hành vi bắt nạt thể chất bao gồm: Đấm/đá/cấu, khạc nhổ, cản/đẩy, lấy hoặc làm hỏng một thứ gì đó của một người nào đó, và có những cử chỉ tay hèn hạ hoặc thô lỗ.
Bắt nạt lời nói là nói hoặc viết ra những điều không hay. Bắt nạt lời nói bao gồm: trêu chọc, gọi tên, những nhận xét không phù hợp liên quan đến giới tính, chế nhạo, đe dọa gây tổn thương.
Bắt nạt xã hội, liên quan đến những hành vi làm tổn thương đến danh tiếng hoặc những mối quan hệ của một ai đó. Bắt nạt xã hội bao gồm hành vi cố tình bỏ rơi một ai đó, nói với những đứa trẻ khác không nên làm bạn với một ai đó, lan truyền tin đồn về một ai đó, hoặc Làm họ xấu mặt ở nơi công cộng.
Bắt nạt lời nói và xã hội cũng có thể xuất hiện dưới hình thức công kích điện tử (ví dụ: bắt nạt trực tuyến sử dụng Internet hoặc điện thoại di động). Hành vi này có thể bao gồm đe dọa, làm xấu hổ hoặc xúc phạm bằng email hoặc tin nhắn.
Ảnh hưởng của hành vi bắt nạt
Trẻ em và thanh thiếu niên bị bắt nạt có thể có phải hứng chịu nhiều hơn những đứa trẻ khác:
- Trầm cảm, cô đơn và lo lắng;
- Bị hạ thấp lòng tự trọng;
- Luôn cảm thấy đau đầu, đau bụng, mệt mỏi và chán ăn;
- Thường xuyên nghỉ học, không thích đến trường, và có kết quả học tập kém hơn;
- Nghĩ đến chuyện tự tử hoặc lên kế hoạch tự tử.
Một số trẻ khuyết tật cảm thấy bị hạ thấp lòng tự trọng hoặc trầm cảm, cô đơn hoặc lo lắng vì trẻ là người khuyết tật và việc trẻ bị bắt nạt có thể khiến cho tình hình chuyển hướng xấu đi . Bắt nạt có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng và lâu dài không chỉ đối với trẻ em bị bắt nạt mà còn đối với trẻ bắt nạt và những đứa trẻ chứng kiến bắt nạt.
Chúng ta có thể làm gì?
Cha mẹ, trường học và những người chăm sóc có thể giúp phòng ngừa hành vi bắt nạt. Bạn có thể làm những việc sau:
Giải thích về hành vi bắt nạt
Trẻ luôn luôn không nhận thức được khi nào trẻ bị bắt nạt. Trẻ có thể cảm thấy tồi tệ nhưng không biết cách để diễn đạt thành lời. Trẻ khuyết tật luôn bị những lối suy nghĩ, học hỏi hoặc tương tác với người khác làm ảnh hưởng. Cha mẹ có thể cần sự giải thích rất chi tiết về cách để nhận ra hành vi bắt nạt khi vấn đề đó xảy ra với bản thân trẻ hoặc với những người khác.
Dạy trẻ những gì cần phải làm
Trẻ cần được hỗ trợ trong quá trình học hỏi để tự bảo vệ bản thân khỏi hành vi bắt nạt và giúp đỡ những người bị bắt nạt. Trẻ có thể cần:
- Những hướng dẫn rất cụ thể và được áp dụng trong trường hợp của trẻ, đặc biệt là những trẻ khuyết tật luôn bị ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ, học hỏi hoặc tương tác với người khác
- Được khích lệ luôn luôn tiếp cận với những người lớn đáng tin cậy.
- Học cách nhận biết và tránh xa những tình huống có thể xảy ra nạn bắt nạt
Sau đây là những cách để dạy trẻ cách phản ứng lại bắt nạt:
- Trò chuyện với trẻ thường xuyên về những gì trẻ trải nghiệm và suy nghĩ về những phản ứng khác nhau ở trẻ
- Luyện tập với trẻ cách hành động và phản ứng với hành vi bắt nạt, bao gồm cách áp dụng trò chơi đóng vai.
- Gợi ý những cách để ứng phó với những trẻ chuyên đi bắt nạt người khác, bao gồm khuyên giải các trẻ đó bằng lối nói hài hước, có thể bỏ đi và tìm sự giúp đỡ khi cần.
- Trẻ có thể luôn luôn không biết khi nào trẻ đang bắt nạt một đứa trẻ khác. Trẻ khuyết tật có thể cần thêm sự giúp đỡ để học hỏi cách bộc lộ bản thân với sự tôn trọng những người khác.
Bảo vệ quyền pháp lý của trẻ
Con bạn có quyền không bị quấy rối bởi bạn đồng trang lứa, nhân viên nhà trường hoặc những người lớn khác. Quấy rối người khuyết tật là hành vi phân biệt đối xử vi phạm pháp luật.