Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Nhiều vụ việc về lạm dụng trẻ em cũng như bắt cóc khiến ba mẹ không khi nào yên tâm về con cái. Quản lý chặt và luôn theo sát con 24h mà cha mẹ vẫn bất an khi con chỉ đi quá tầm nhìn.
Việc quản lý con cái sát sao khiến trẻ mất đi khả năng phòng vệ cơ bản đồng thời cảm thấy ngột ngạt với sự kiểm soát quá nhiều của bố mẹ có thể gây ra tác dụng ngược muốn thoát xa tầm nhìn của bố mẹ để được tự do. Ta nên dạy trẻ về các kiến thức tự bảo vệ bản thân trước người lạ, lý giải và cho trẻ hiểu rõ vấn đề. Việc dạy con tự bảo vệ bản thân trước người lạ này cần thực hiện ngay và đều đặn hàng ngày. Tránh việc khi xảy ra vấn đề bố mẹ mới cuống cuồng dạy con.
Và để trẻ có thể tự bảo vệ mình khi ra khỏi nhà, bác sĩ Lan Hải cũng như các chuyên gia khác của Hội quán các bà mẹ đã có những lời khuyên rất thiết thực:
Dạy trẻ tuyệt đối không đi theo người lạ:
Ngay cả khi họ nói sẽ giúp trẻ tìm đường về nhà. Nếu trẻ lạc ở trung tâm mua sắm hay khu vui chơi đông người, sau khi đứng lại một chỗ chờ một lúc không thấy cha mẹ đến, bé hãy đến nói với các chú bảo vệ hoặc cô bán hàng nhờ họ thông báo lên loa, sau đó ngoan ngoãn đứng ở đó chờ bố mẹ đến.
Nếu trẻ bị lạc ở trung tâm mua sắm ha vui chơi giải trí đông người. Sau khi chờ lúc lâu không thấy cha mẹ đến, con hãy đến chỗ chú bảo vệ hoặc cô bán hàng ở gần nhờ họ thông báo lên loa:
- Tên con là:
- Tên mẹ là:
Hiện con đang ở vị trí chờ rất lâu mà không tới đón, cha mẹ đến đón con ngay lại chỗ, khu vực... Sau đó con phải ngoan ngoãn không quấy khóc và chờ ba mẹ đến đón.
Nếu bị lạc cha mẹ
- Dạy con cần nhớ là bình tĩnh, không khóc lóc và chạy lung tung mà đứng yên tại chỗ để chờ, ví bố mẹ sẽ quay lại đây tìm bé. Nếu bé đi lung tung bố mẹ sẽ rất khó tìm thấy con.
- Nếu con bị lạc ở ngoài đường có thể mượn điện thoại của người đi dường hoặc chú công an để gọi cho bố mẹ đến đón.
Không nhận quà bánh của người lạ
Để đề phòng những món quà bánh kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn sẽ bị trúng mưu kẻ xấu. Cha mẹ nên dạy bé không nhận bất cứ món quà nào người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng: “Bố mẹ cháu không cho phép nhận”.
Sau đó, bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ. Trường hợp người đó cứ bám theo ép bé ăn thì phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến cứu.
Khi người lạ nhận là bạn của bố mẹ đến trường đón bé
Để tránh trẻ bị dụ dỗ vì tưởng là người quen, phụ huynh cần được dạy trẻ không được tin lời người lạ, kể cả người nhận là bạn của ba mẹ, thậm chí biết cả tên ba mẹ và tên của trẻ. Trường hợp nhận ra họ là hàng xóm hay người quen thì bé hãy vào trường báo cho cô giáo biết rồi nhờ cô gọi cho bố mẹ để xác minh xem có đúng là họ được nhờ đến đón không.
Các chuyên gia cũng vẽ ra một vòng tròn giao tiếp cho trẻ theo quy tắc bàn tay mà bố mẹ nên ghi nhớ để dạy con: Người ruột thịt với bé có thể ôm ẵm, xiết tay/ Thầy cô, bà con được nắm tay/ Người quen: Bắt tay/ Người lạ: Vẫy tay/ Người đáng ngại: Xua tay, không tiếp xúc để tránh bị bắt cóc hay lạm dụng tình dục trẻ em.
Với trẻ mầm non và tiểu học, bố mẹ nên dạy trẻ hiểu được quyền không bị xâm hại cơ thể mình, hiểu được những bộ phận kín trên cơ thể, không ai có quyền động chạm đến (trừ cha mẹ khi giúp con làm vệ sinh, tắm rửa và thầy thuốc khi thăm khám).
Theo các chuyên gia, có nhiều trẻ em đã bị lạm dụng tình dục do bố mẹ vô tình biến con thành một gợi ý. Vì thế, cha mẹ tuyệt đối không bao giờ cho trẻ ở truồng. Không nên để con ăn mặc quá hở hang, nên coi trọng sự an toàn hơn cái đẹp, và đặc biệt không cho con ra ngoài một mình vào buổi tối.
Để rèn luyện kỹ năng cho trẻ, các chuyên gia cũng khuyên bố mẹ hàng ngày nên cùng con chơi những trò tình huống, sắm vai, bố mẹ hãy đố con nói gì, làm gì khi ở trong các hoàn cảnh khó khăn (lúc lạc đường, khi bị người lạ rủ đi chơi, khi ở nhà một mình và có sự cố xảy ra…).
Cha mẹ đều có thể biến những câu chuyện, những tai nạn nhìn thấy, nghe thấy trên các phương tiện truyền thông thành bài học chia sẻ với trẻ, giúp con hiểu trong tình huống đó nên làm gì, vì sao bạn đó bị như thế.
Dù bận rộn thế nào, hàng ngày cha mẹ cũng phải dành thời gian để trao đổi, lắng nghe trẻ nói, trao đổi với trẻ những điều đang xảy ra trong cuộc sống, chia sẻ cảm xúc và cảm nhận cùng trẻ.
Dạy trẻ biết tự bảo vệ mình cực kỳ quan trọng nên bố mẹ phải bắt tay ngay, thực hiện luôn từ khi trẻ con nhỏ, chứ không phải thụ động đến khi mọi sự xảy ra rồi mới lo lắng cuống cuồng. Để dạy được con, cha mẹ cần kiên nhẫn từng ngày, rất kỳ công chứ không chỉ là dặn dò suông.