Đối với trẻ em ngày nay, Ti Vi, máy tính, các thiết bị chơi điện tử, điện thoại di động và máy tính bảng là một phần của cuộc sống hằng ngày. Màn hình công nghệ là một phần lớn ảnh hưởng đến cách trẻ học hỏi, xã hội hóa và có những khoảng thời gian thú vị.
Có nhiều mối nguy hiểm liên quan đến sức khỏe của trẻ nhỏ khi trẻ dành quá nhiều thời gian vào màn hình, hoặc sử dụng các thiết bị không phù hợp. Cha mẹ có thể giữ trẻ an toàn và khỏe mạnh cho trẻ khi trẻ dành hầu hết thời gian vào những thiết bị công nghệ này. Điều quan trọng là trẻ sớm phát triển thói quen lành mạnh khi nhìn vào màn hình, và có những hoạt động giúp cân bằng cuộc sống.
Trẻ em và màn hình
Màn hình của tất cả các loại thiết bị công nghệ và kích cỡ của màn hình đã trở thành một phần của cuộc sống trong nhiều gia đình. Những thiết bị công nghệ hỗ trợ truy cập thông tin nhanh chóng, giải trí và kết nối với gia đình và bạn bè.
Việc sử dụng máy tính của trẻ, các thiết bị chơi điện tử, máy tính bảng và điện thoại di động có nghĩa trẻ đang dành nhiều thời gian trước màn hình hơn trước đây. Trong khi thời lượng trẻ xem Ti Vi không giảm xuống.
Việc tăng thêm thời lượng tiếp xúc với màn hình đánh đổi với những hoạt động quan trọng đối với sự phát triển sức khỏe của trẻ. Thời gian tiếp xúc với màn hình nhiều hơn có nghĩa trẻ đang dành ít thời gian hơn:
- Tham gia vào các hoạt động thể chất, những hoạt động giúp trẻ duy trì cân nặng khỏe mạnh và nuôi dưỡng một cơ thể khỏe mạnh.
- Ở những trò chơi tự do, những trò chơi trẻ sử dụng trí tưởng tưởng để khám phá thế giới này
- Tương tác với những người khác, những người giúp sẽ xây dựng các kỹ năng xã hội.
Đối với những bậc phụ huynh đang vật lộn để hài hòa giữa những đòi hỏi của công việc và gia đình, màn hình có thể là một cách thuận tiện và hợp lý để giữ trẻ bận rộn. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhớ rằng gia đình là sự tác động mạnh mẽ nhất đến cách trẻ sử dụng thời gian của mình. Thói quen của trẻ học hỏi từ những năm đầu đời có thể tiếp diễn khi trưởng thành.
Thời gian tiếp xúc với màn hình
Quá nhiều thời gian tiếp xúc với màn hình có thể dẫn đến:
- Thừa cân và béo phì. Thời gian tiếp xúc với màn hình khuyến khích trẻ ngồi hoặc nằm xuống trong thời gian dài. Điều này làm tăng nguy cơ mắc béo phì và thừa cân.
Ngồi trong khoảng thời gian dài cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Việc thúc dục trẻ đứng lên và di chuyển xung quanh là quan trọng để phá vỡ khoảng thời gian trẻ chỉ ngồi một chỗ.
Nếu là màn hình Ti Vi, trẻ được xem nhiều quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo về những thực phẩm giàu năng lượng. Trẻ em thường tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh hoặc đồ uống có đường nhiều hơn khi xem Ti Vi. Nguy cơ thừa cân và béo phì gia tăng nếu Ti Vi được đặt ở trong phòng ngủ của trẻ.
- Những vấn đề về giấc ngủ. Đi ngủ muộn, mất nhiều thời gian trẻ mới có thể chìm vào giấc ngủ sâu và giấc ngủ bị gián đoạn bởi các thiết bị điện tử là tất cả những vấn đề xảy ra với giấc ngủ của trẻ. Vấn đề này có thể có tác động lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ, thói quen ăn uống và việc học tập ở trường học của trẻ.
- Những vấn đề về hành vi và sự tập trung. Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ dành mỗi tiếng xem Ti Vi mỗi ngày, thì nguy cơ gặp những vấn đề liên quan khả năng tập trung gia tăng 10%.
- Trẻ sẽ xem bạo lực như là một cách thông thường để giải quyết vấn đề. Trẻ có thể trở nên bạo lực nếu trẻ nhìn thấy những hành động bạo lực thường xuyên.
Những đề xuất để có thời gian tiếp xúc với màn hình hợp lý
Những đề xuất cho việc tiếp xúc với tất cả màn hình công nghệ hằng ngày của trẻ bao gồm Ti Vi, máy tính, máy tính bảng, màn hình điện thoại và trò chơi điện tử là:
- Không để trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với mọi loại màn hình. Điều này quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Những trò chơi tương tác và sự kết nối với những đứa trẻ khác và người lớn là cách tốt nhất cho trẻ để học hỏi những kỹ năng ngôn ngữ, học hỏi để suy nghĩ sáng tạo và giải quyết vấn đề, và phát triển những kỹ năng vận động tinh (khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay). Xem truyền thông tích cực có thể giúp trẻ giải trí nhưng không dạy trẻ những kỹ năng quan trọng này.
- Tối đa một tiếng đồng hồ cho trẻ dưới 5 tuổi. Cha mẹ nên lựa chọn và kiểm tra chất lượng những chương trình và trò chơi của trẻ, đảm bảo không chứa nội dung bạo lực.
- Tối đa hai tiếng tiếp xúc với màn hình giải trí cho trẻ từ 5-18 tuổi. Thời lượng này ngoài thời lượng sử dụng ở trường học.
Những lời khuyên để giảm thời lượng tiếp xúc với màn hình
Có vẻ như nhiều trẻ dành nhiều thời gian trước màn hình hơn cha mẹ nhận thấy, đặc biệt với quá nhiều thiết bị giải trí. Ngay lập tức giảm thời lượng sử dụng các thiết bị công nghệ là một nhiệm vụ tương đối khó khăn, nhưng bạn có thể dần dần giảm từng bước để đạt đượcmục đích. Giảm 15 phút mỗi ngày có thể giúp bạn sớm đạt được mục đích.
Nên cho trẻ tham gia vào việc lên kế hoạch làm thế nào để giảm thời lượng xem. Tìm những cách thú vị để trẻ dễ dàng cắt bớt thời lượng cũng sẽ giúp bạn
Kế hoạch của bạn để làm giảm thời lượng trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ có thể bao gồm:
- Chú ý thời lượng mỗi trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ mỗi ngày.
- Trò chuyện với trẻ về những lý do phải giảm thời lượng tiếp xúc với màn hình, đây là việc làm quan trọng để hạn chế thời tiếp xúc với màn hình của trẻ và tìm ra cách sử dụng sẽ mang lại lợi ích cho trẻ và toàn gia đình.
- Để trẻ tham gia vào việc thiết lập các mục tiêu để đưa ra tất cả thời gian tiếp xúc với màn hình trong thời lượng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Sử dụng danh sách các chương trình trên Ti Vi để lên kế hoạch những gì trẻ muốn xem và tắt Ti Vi sau khi chương trình đó kết thúc
- Thu hình lại những chương trình chạy quá thời gian giới hạn của trẻ. Trẻ có thể xem ở thời điểm khác và những quảng cáo ngắt quãng chương trình để giảm thời lượng xem. Nếu chương trình yêu thích của trẻ phát sóng vào ban ngày thì việc thu hình lại chương trình sẽ giúp trẻ có thể tham gia các hoạt động ngoài trời trong khi chương trình phát trọng và xem lại sau.
- Bình thường không để Ti Vi mở. Chỉ mở khi đến thời gian đã thỏa thuận cho phép trẻ xem
- Không mở Ti Vi hoặc những màn hình khác trong khi trẻ chuẩn bị đi học, trong bữa ăn và trong khi bài tập về nhà đã hoàn thành. Tắt Ti Vi một tiếng trước khi đi ngủ để trẻ thư giãn trước khi ngủ
- Không để Ti Vi ở trong phòng ngủ, và giữ các thiết bị màn hình khỏi phòng ngủ sau khi tắt đèn.
- Lên danh sách với trẻ về những hoạt động thú vị khác trẻ có thể tham gia, bao gồm những hoạt động gia đình. Giúp trẻ xây dựng những sở thích mới. Khuyến khích những hoạt động thể chất và sáng tạo khi trẻ nói “con cảm thấy chán”. Nếu trẻ có thói quen xem Ti Vi trong khi bạn chuẩn bị bữa tối, trẻ có thể muốn giúp bạn chuẩn bị bữa ăn thay vì xem Ti Vi.
- Những thành công được công nhận khi trẻ có những bước tiến triển trong việc hình thành những thói quen mới tiếp xúc với màn hình.
Điều quan trọng là bạn trở thành một hình mẫu lý tưởng và trẻ quan sát những cách bạn có thể giảm thời lượng tiếp xúc với màn hình. Trẻ ít có thể cưỡng lại những thay đổi nếu trẻ nhìn thấy bạn cũng đang thực hiện.
Nguy cơ tổn thương
Trẻ có nguy cơ tổn thương khi trẻ sử dụng công nghệ thường xuyên, bao gồm:
- Những vấn đề về cổ do cúi sát về phía trước màn hình, còng lưng do ngồi không đúng tư thế hoặc vấn đề về hông do ngồi nguyên một góc
- Đau nhức cơ bắp, đau đầu, đau lưng hoặc mỏi
- Chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại (RSI) là kết quả từ việc các cử động giống nhau lặp đi lặp lại. Sử dụng bàn phím và con chuột máy tính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến mắc hội chứng RSI, mắc hội chứng này có thể rất đau và cần một số thời gian để hàn gắn.
Tổn thương đói với trẻ nhỏ có thể trở nên nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn những tổn thương của người lớn.
Máy tính
Giúp ngăn ngừa chấn thương bằng cách đảm bảo trẻ:
- Có những khoảng thời gian ngắn thay vì khoảng thời gian dài, có những thời gian nghỉ ngơi thường xuyên và thư giãn, bao gồm cánh tay, cổ tay, bàn tay. Dừng sử dụng máy tính nếu cảm thấy bị đau
- không gõ bàn phím quá mạnh. Tốt nhất nên gõ bàn phìm bằng cả 2 bàn tay, và tốt hơn hết nên học cách gõ bàn phím.
- sử dụng bàn máy tính thích hợp với bàn phìm máy tính được để dưới ngăn kéo để giảm sức căng trên cánh tay và vai. Điều chỉnh độ cao của ghế để cánh tay và đùi song song với sàn nhà. Sử dụng một chiếc ghế đệm để hỗ trợ bàn chân trẻ nếu cần thiết. Bảo đảm cánh tay và cổ tay đặt phía trên bàn phím. Đảm bảo phần trên cánh tay thẳng đứng và đầu và hông cùng hướng về một phía. Điều chỉnh màn hình để trẻ có thể nhìn thẳng vào màn hình, hoặc nhìn hơi xuống. Hãy chắc chắn trẻ không phải nhìn lên.
Nếu trẻ đang sử dụng máy tính xách tay hoặc máy tính bảng trong thời gian dài, một bàn phím tách riêng có thể giúp ngăn ngừa những vấn đề về cổ tay và cánh tay.
Điện thoại di động
Những tổn thương có thể xảy ra do việc kẹp điện thoại giữa cổ và vai khi nghe. Sử dụng những ngón tay giống nhau, đặc biệt là ngón tay cái, mọi lúc khi nhắn tin hoặc gõ màn hình cảm ứngcó thể dẫn đến tổn thương.
Thiết bị chơi điện tử
Có nguy cơ tổn thương thể chất khi chơi thường xuyên, đặc biệt tổn thương xảy ra ở tay và cổ tay, cổ và lưng. Những trò chơi bao gồm những chuyển động tay nhanh, lặp đi lặp lại hoặc điều khiển bằng tay cầm, bao gồm việc sử dụng quá nhiều lần ngón tay cái hoặc bất cứ bộ phận khác của cơ thể có thể gia tăng nguy cơ mắc hội chứng RSI (chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại).
Trẻ cũng có thể phát triển triệu chứng mỏi mắt, chóng mặt hoặc thậm chí buồn nôn do tập trung không ngừng nghỉ vào màn hình.
Những việc làm sau có thể giúp bạn:
- Đảm bảo trẻ khởi động và thả lỏng khi chơi những trò chơi tương tác với nhiều hoạt động thể chất. Điều quan trọng là trẻ không chơi trong thời gian quá lâu mà không nghỉ ngơi
- Giới hạn thời lượng trẻ dành để chơi trò chơi, và cũng như khi trẻ chơi. Một số trò chơi trực tuyến kết hợp nhiều người chơi diễn ra ở những khoảng thời gian khác nhau, có thể có nghĩa người trẻ đang chơi khi trẻ nên đi ngủ
- Theo dõi những triệu chứng của tổn thương vì trẻ có thể miễn cưỡng nói cho bạn biết trong trường hợp bạn giới hạn thời lượng chơi trò chơi của trẻ.