rở thành một người mẹ
Việc nuôi nấng, dạy dỗ con cái thay đổi theo đời sống của trẻ và từng giai đoạn phát triển của trẻ đem lại cho trẻ những thử thách, thỏa mãn, hiểu biết và kiến thức khác nhau. Việc nuôi nấng, dạy dỗ cũng có thể thay đổi với từng đứa trẻ mới trong gia đình bạn. Một khi bạn là một người mẹ, nhu cầu của trẻ có lẽ sẽ được ưu tiên hơn nhiều thứ khác trong cuộc sống của bạn.
Làm mẹ là cơ hội ngàn vàng để bạn cải thiện hay thắt chặt các khuôn mẫu gia đình từ thời thơ ấu của bạn. Bạn có thể lựa chọn hình mẫu người mẹ mà bạn muốn trở thành và tuổi thơ của con bạn.
Khi trẻ lớn lên bạn có thể sẽ thấy rằng ở độ tuổi nhất định, những trải nghiệm của con bạn sẽ gợi lại những ký ức tuổi thơ của bạn. Đôi khi, đó là những ký ức buồn, đau khổ, hoặc là những ký ức vui vẻ, hạnh phúc. Những ký ức thời thơ ấu của bạn có thể ảnh hưởng đến cách bạn phản ứng với con của bạn.
Lần đầu tiên được làm mẹ
- Nếu bạn chỉ vừa mới trở thành một người mẹ thì sẽ có những thay đổi lớn trong cuộc sống của bạn. Lần đầu tiên làm mẹ có thể rất vất vả và khác với những gì bạn mong đợi.
- Mối quan hệ của bạn với bạn đời/bố của trẻ sẽ khác với hiện tại, khi có thêm một thành viên mới sẽ chia sẻ cuộc sống của bạn.
- Nhiều phụ nữ từ bỏ rất nhiều thứ để được làm mẹ : Công việc, cuộc sống ngoài xã hội năng động, cảm giác tự do.
- Những người mới làm mẹ có thể cảm thấy đau buồn vì đánh mất đi cuộc sống trước đây của mình cũng như có niềm vui về cuộc sống mới, ngay cả khi họ nghĩ rằng họ đã chuẩn bị tươm tất mọi thứ.
- Nhiều bà mẹ không làm việc ở môi trường bên ngoài đôi khi có thể cảm thấy bị cô lập và đánh giá thấp trong xã hội, khi mà mọi người đều đi làm.
- Nhiều bà mẹ tiếp tục công việc bên ngoài và nhận ra rằng họ có nhiều nhu cầu về thời gian và năng lượng.
- Chăm sóc cho trẻ 24 tiếng mỗi ngày có thể làm bạn trở nên mệt mỏi và đôi khi bạn cảm giác như bạn mất kiểm soát mọi thứ. Bạn có thể cảm thấy choáng ngợp và có cảm giác không thể ứng phó được. Nhận sự giúp đỡ từ người khác và yêu cầu được giúp đỡ khi cần thiết.
- Hãy chuẩn bị để lựa chọn những lời khuyên tốt nhất cho con bạn. Bạn hiểu về con mình nhất nhưng hãy tham khảo mọi ý kiến. Nếu những ý kiến đó hữu ích với bạn, hãy thử và lựa chọn phương án phù hợp với bạn và trẻ.
Bạn có thể làm những gì
- Tâm sự với chồng về những cảm xúc và những hi vọng của bạn đối với trẻ cũng như bất kỳ điều phiền muộn nào mà bạn cảm thấy mất mát trong cuộc sống của bạn, chẳng hạn như sự mặn nồng của vợ chồng bạn. Chồng bạn thường cũng sẽ có những cảm xúc giống bạn.
- Động viên chồng chăm sóc các nhu cầu về vật chất và tình cảm của trẻ từ thời thơ ấu. Điều đó sẽ củng cố cho mối quan hệ của bạn và giúp cho trẻ biết được những người khác cũng rất yêu thương và quan tâm, chăm sóc trẻ.
- Tìm hiểu để biết trẻ đang muốn gì ở bạn và đáp ứng những nhu cầu của trẻ.
- Tìm những người mẹ khác mà bạn cảm thấy thoải mái để tâm sự với họ về những thay đổi đang diễn ra trong cuộc sống của bạn. Điều đó sẽ rất hữu ích và làm bạn khuây khỏa khi biết rằng những người phụ nữ khác cũng đang trải qua những sự thay đổi giống bạn và bạn có thể chia sẻ suy nghĩ của mình với họ.
- Xin nhớ rằng bạn đang thực hiện một công việc quan trọng nhất, mỗi hành động của bạn đều mới mẻ đối với trẻ và trẻ sẽ học hỏi từ những hành động đó.
- Không tự đặt những mục tiêu hoặc mong đợi viển vông để có đủ năng lực và khả năng ứng phó mọi lúc.
- Không lo lắng quá nhiều về công việc nhà. Không có cách nào để bạn có thể giữ cho ngôi nhà của bạn giống như trước đó-ngay bây giờ điều đó không phải là quan trọng nhất. Dọn dẹp một vài thứ và nghỉ ngơi một lúc.
- Bảo vệ bản thân tránh làm việc quá sức. Nhiều người muốn nhìn thấy con của bạn. Bạn có thể cố gắng chỉ để cho những người hữu ích và trao năng lượng cho trẻ được nhìn thấy trẻ.
- Yêu cầu sự giúp đỡ khi cần thiết. Mỗi bà mẹ lần đầu cần nhận được sự hỗ trợ.
- Hãy nghỉ ngơi khi bạn kiệt sức. Điều đó sẽ giúp bạn chăm sóc cho trẻ tốt hơn. Tâm sự với ai đó để nhận được sự giúp đỡ nếu như tình trạng này diễn ra phổ biến.
- Không cảm thấy tồi tệ nếu bạn phải đặt trẻ đang khóc vào nôi và đi ra ngoài bởi vì bạn đang quá mệt và bạn không thể ứng phó được nữa. Đầu tiên phải đảm bảo an toàn cho trẻ .
- Yêu cầu giúp đỡ. Nếu bạn đang cảm thấy khó khăn để thích nghi vai trò mới này, hay nếu bạn cảm thấy bạn và trẻ không thể hợp tác với nhau như bạn mong đợi, một vài thứ không diễn ra như ý muốn của bạn. Đừng nghĩ đó là lỗi của bạn, điều đó xảy ra thường xuyên.
- Tìm một ai đó- bạn bè, gia đình hoặc chuyên gia y tế, những người sẽ giúp bạn vượt qua những lo lắng một cách nghiêm túc. Không cảm thấy băn khoăn khi một ai đó nói với bạn rằng khi làm mẹ, đôi khi bị làm phiền điều bình thường. Tất nhiên điều này là bình thường, nhưng nếu bạn không vui, cả bạn và trẻ xứng đáng nhận được sự giúp đỡ. Hãy bắt đầu chia sẻ với một ai đó lắng nghe cẩn thận và nghiêm túc những lo lắng và cảm giác của bạn.
Vai trò trở thành một người mẹ sẽ làm bạn trưởng thành hơn, giống như trẻ lớn lên và trở thành người lớn. Đừng hoảng sợ nếu bạn không cảm thấy mình giống một người mẹ ngay sau khi trẻ được sinh ra. Bạn là một con người và con bạn cũng vậy, hai bạn đang cố gắng hiểu nhau- điều này cần thời gian và đây là sự khởi đầu một mối quan hệ kéo dài suốt cuộc đời.
Người mẹ trong gia đình đầy đủ cha mẹ
Trẻ hiểu về các mối quan hệ từ những gì trẻ quan sát thấy những hành động của mọi người xung quanh, và đặc biệt là những trải nghiệm của trẻ ở trong gia đình. Trẻ cũng sẽ mong đợi đối xử và được đối xử giống như cách bạn và chồng bạn cư xử với nhau.
Cách mà hai người thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng sẽ giúp cho trẻ đánh giá và thực hành những đức tính này trong những mối quan hệ của trẻ. Cũng như vậy, cách bạn xử lý các xung đột và khác biệt sẽ cho trẻ biết cách cư xử đúng mực.
Bạn có thể làm những gì
- Lên kế hoạch và chia sẻ những điều vụn vặt trong cuộc sống hằng ngày. Có sự chia sẻ trong các hoạt động hằng ngày như ai rửa bát, giặt giũ, đi chợ và ai đón con từ nhà trẻ hoặc trường học... có thể sẽ thực hiện hoặc phá vỡ những sinh hoạt trong gia đình bạn.
- Dành thời gian bên nhau. Tất cả các mối quan hệ được duy trì vào thời gian đặc biệt bên nhau.
- Dành thời gian cho bản thân bạn làm những gì bạn thích. Bơm đầy năng lượng và hứng khởi giúp bạn tiếp tục trao yêu thương.
- Cố gắng tán thành với những cách giải quyết các vấn đề của trẻ. Trẻ cảm thấy an toàn nhất khi cha mẹ đồng thuận. Nếu bạn luôn luôn không đồng ý với chồng thì điều quan trọng không phải là chỉ trích lẫn nhau trước mặt con cái.
- Kiểm soát sự tức giận của bạn. Tất cả chúng ta đôi khi mất bình tĩnh và tất cả mọi gia đình đều có những cuộc cãi vã, đặc biệt ở những thời điểm có sự thay đổi. Nếu những vấn đề quan trọng vẫn không giải quyết được trong thời gian dài, thì những vấn đề đó hiếm khi tự động mất đi. Những vấn đề đó có thể trở nên trầm trọng hơn nếu không được giải quyết. Nếu bạn không thể giải quyết được, hãy nhờ sự giúp đỡ.
Bà mẹ đơn thân
Bạn có thể trở thành bà mẹ đơn thân từ sự lựa chọn của chính bạn, ly hôn, ly thân hoặc do người bố của trẻ đã qua đời. Đôi khi bạn có thể cảm thấy rất khó khăn khi một mình gánh trách nhiệm trong gia đình. Tuy nhiên, bạn có thể tận hưởng khi có thể tự bản thân mình làm mọi thứ mà không cần phải làm việc với những người khác. Bạn có thể có những cảm xúc giống nhau ở những thời điểm khác nhau. Sẽ thuận lợi cho bạn rất nhiều nếu bạn có được sự hỗ trợ từ những người khác-từ gia đình hoặc bạn bè.
Bạn có thể làm những gì
- Xây dựng một vòng tròn hỗ trợ. Nếu bạn không có gia đình ủng hộ gần bạn, hãy chia sẻ công việc, chăm sóc trẻ và trông trẻ với những người phụ nữ khác.
- Dành thời gian cho bản thân cùng với những người khác. Điều đó rất quan trọng đối với trẻ khi nhìn thấy bạn có những hoạt động và sở thích riêng. Trở thành một người mẹ chỉ là một phần của con người bạn. Khi bạn có thời gian nghỉ ngơi ngắn, bạn nên làm mới bản thân mình điều đó có thể giúp bạn thực hiện vai trò làm mẹ tốt hơn.
- Không thảo luận những mối lo lắng lớn với trẻ. Nếu chỉ có bạn sống cùng với trẻ, việc thảo luận những vấn đề thường ngày với trẻ là điều tự nhiên. Tuy nhiên, tránh để trẻ phải phiền muộn vì những vấn đề của người lớn. Những vấn đề về tiền bạc và những mối quan hệ của người lớn có thể làm trẻ rất lo lắng.
- Trở nên thật kiên định khi thiết lập những quy tắc trong gia đình, nhưng nên biết rằng điều đó là bình thường với trẻ khi trẻ không chịu thực hiện những quy tắc. Theo truyền thống, người cha là người thiết lập rất nhiều những quy tắc và người mẹ tham gia nhiều hơn vào việc quan tâm đến những cảm xúc ở trong gia đình, nhưng mô hình này đang thay đổi.
- Cố gắng chắc chắn rằng con trai của bạn có ít nhất một người đàn ông sống cùng (người ông, người chú, hoặc bạn bè đáng tin cậy) những người có thể chỉ ra và dạy trẻ trở thành đàn ông.
Chuyến thăm cha
Trẻ có thể chỉ sống với bạn, chỉ sống với người cha hoặc bạn có thể có một số thỏa thuận khác liên quan đến việc không ở cùng với trẻ nhưng vẫn có thời gian gặp gỡ riêng. Những chuyến đi thăm và lúc trở về có thể là những mối lo ngại. Điều này phụ thuộc nhiều vào thái độ của bạn và bạn hợp với cha đứa trẻ như thế nào.
- Lên kế hoạch một vài hoạt động thú vị cho bản thân trong khi trẻ đang ở cùng người cha.
- Thiết lập nề nếp cho trẻ khi đón trẻ trở về.
- Sẽ rất là khó khăn cho trẻ để kiểm soát những cảm xúc của mình khi trẻ chuyển từ nhà của người cha sang nhà của người mẹ, và ngược lại. Rất khó khăn để cư xử sau khi trẻ trở về từ vòng tay của người cha. Hãy tâm sự với trẻ về điều đó.
- Cố gắng đừng can thiệp vào bất cứ chuyện gì xảy ra ở nhà của người cha, trừ khi có lý do chính đáng làm bạn thực sự lo lắng cho an toàn của trẻ. Tất cả mọi bậc cha mẹ đều có cách nuôi dạy con khác nhau và cha của trẻ có thể có những nguyên tắc khác và cách dạy dỗ trẻ khác. Trẻ có thể biết cách ứng xử ở những địa điểm khác nhau. Điều đó là tốt cho trẻ để trẻ biết trẻ không thể làm bạn và người cha mâu thuẫn nhau.
- Gửi những đồ chơi của trẻ nếu trẻ vẫn còn nhỏ.
- Giữ kế hoạch của bạn, chẳng hạn như thời gian đưa-đón trẻ.
- Đừng gửi bất cứ thông điệp nào cho người cha thông qua trẻ. Nói chuyện trực tiếp với người cha hoặc nếu không thể, hãy nói thông qua người khác.Nếu có bất cứ sự xung đột hoặc khó khăn nào, tránh đưa ra bất cứ kế hoạch với người cha đang ở trước mặt trẻ.
- Để trẻ tận hưởng thời gian bên cạnh người cha. Cho trẻ tự do yêu thương.
Mẹ kế
Những gia đình có bố dượng hoặc mẹ kế ngày nay rất phổ biến, có nhiều cách khác nhau để trở thành một người mẹ kế. Vai trò mà bạn đảm nhận với con riêng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của con bạn và bản chất và sức mạnh của mối quan hệ giữa trẻ với người cha và mẹ đẻ của trẻ. Nếu trẻ đã lớn và có một mối quan hệ chặt chẽ với mẹ đẻ thì bạn có khả năng sẽ trở thành người quan trọng khác trong cuộc đời của trẻ. Nói cách khác, nếu trẻ vẫn còn nhỏ và cần sự chăm sóc của người mẹ, khoảng cách giữa mẹ kế và mẹ đẻ dường như trở nên mờ nhạt. Chỉ vì bạn được gắn mác là "mẹ kế" mà bạn không phải trở thành bất cứ ai khác hơn chính bạn.
Đối với gia đình có mẹ kế, mọi người đều phải có những sự thay đổi và điều đó xảy ra thường xuyên khiến trẻ tức giận. Hãy kiên nhẫn, chấp nhận và hiểu biết trong khi đó nhớ rằng đó cũng là quyền của trẻ. Nếu có bất cứ mối quan tâm nào mà bạn muốn thảo luận với chồng của bạn về đứa trẻ, hãy thảo luận điều đó với chồng bạn khi trẻ không có mặt ở đó.
Bạn có thể làm những gì
- Cho trẻ thời gian để làm quen với bạn. Bất cứ mối quan hệ nào cũng cần có thời gian để tìm hiểu.
- Thảo luận các vấn đề về trẻ nhiều nhất có thể với chồng bạn và cùng nhau tìm ra cách giải quyết.
- Cho trẻ thời gian ở bên cạnh người cha mà không có mặt bạn, vì thế trẻ không cần cạnh tranh với bạn.
- Để người cha kỷ luật trẻ, đặc biệt là lần đầu tiên.
- Có những cuộc họp gia đình nếu trẻ đã đủ lớn, để bạn trao đổi những quy tắc, luật lệ và hình phạt cùng nhau.
- Khuyến khích trẻ gặp mẹ đẻ khi có thể.
- Hãy chắc chắn rằng bạn có thời gian đặc biệt dành cho trẻ.
Chăm sóc trẻ
Trở lại làm việc sau khi sinh em bé thường là khi bạn cần chăm sóc trẻ lần đầu tiên. Lần chia cách đầu tiên này có thể là quyết định đau đớn, lo ngại và khó khăn về về công việc của bạn và những nhu cầu của con bạn.
- Quyết định quay trở lại công việc có thể là một quyết định rất lớn. Cân bằng giữa những yêu cầu khác nhau có thể làm bạn mệt mỏi. Một người cha hoặc người mẹ có thể cảm thấy lương tâm dằn vặt về lựa chọn mình đưa ra.
- Hãy chắc chắn rằng bạn nói chuyện với bạn đời của bạn, bạn bè và những người thân trong gia đình hoặc chuyên gia y tế để bạn có thể nghĩ thông suốt về quyết định và cách tốt nhất để thực hiện quyết định đó.
- Một số bà mẹ trong gia đình nhiều thế hệ hoặc có bạn bè chăm sóc cho con của mình khi quay trở lại làm việc. Những người khác sẽ chọn ai đó ở nhà chăm sóc trẻ hoặc vú nuôi.
- Bạn cần phải cảm thấy tin tưởng và thoải mái với người chăm sóc con của bạn để nói chuyện thoải mái hơn về những vấn đề và mối quan tâm.
- Cho người chăm sóc trẻ biết sở thích của trẻ và những thứ trẻ ghét.
Điều quan trọng nhất không phải là bạn chọn cách chăm sóc trẻ nào nhưng bạn cảm thấy rằng người chăm sóc đó thực sự tôn trọng và nhiệt tình với trẻ, và bạn có thể cảm thấy tin tưởng họ để giao phó cho họ chăm sóc trẻ khi bạn vắng mặt.
Dành thời gian để tìm nơi chăm sóc trẻ, để trẻ cảm thấy thoải mái và có khoảng thời gian thú vị. Nếu bạn cảm thấy những nhu cầu của con bạn được đáp ứng, bạn ít cảm thấy lo lắng và tội lỗi về việc rời xa trẻ.
Khi trẻ lớn lên
Thời gian và năng lượng của bạn là tài nguyên quý giá nhất của bạn. Dành nhiều thời gian bên trẻ là dấu hiệu chắc chắn cho trẻ cảm thấy rằng trẻ thực sự có giá trị và điều đó sẽ giúp trẻ cư xử tốt hơn!
- Nói xin lỗi khi bạn mất bình tĩnh hoặc đối xử với trẻ không công bằng
- Xem bản thân bạn như là một người huấn luyện viên- hướng dẫn trẻ học hỏi về các mối quan hệ và cuộc sống ngoài xã hội với những người khác. Những điều này cần thời gian dài để học hỏi vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng lặp lại những bài học cho trẻ một cách bình tĩnh.
- Khuyến khích trẻ chia sẻ những công việc nhà (những công việc phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ).
- Nói cho trẻ biết khi nào trẻ làm được việc có ích- Đó là cách trẻ biết để tiếp tục làm những việc đó. Trẻ cần phải cảm thấy rằng mình quan trọng.
- Thiết lập những quy tắc hợp lý và kiên trì thực hiện.
- Làm những việc nhỏ bất ngờ để làm trẻ cảm thấy mình đặc biệt. Ví dụ, ghi một dòng chữ lên gối của trẻ "Mẹ yêu con" hoặc cho một món ăn ngon mà trẻ thích vào hộp cơm trưa của trẻ.
- Dành thời gian lắng nghe những điều diễn ra trong cuộc sống của trẻ. Biết tên bạn, giáo viên, người hùng của trẻ và nội dung những cuốn sách, bộ phim, chương trình Ti Vi mà trẻ yêu thích.
Khi trẻ ở tuổi vị thành niên
- Nên nhớ rằng trẻ cần bạn ngay cả khi mọi thứ trẻ làm và nói dường như không biểu lộ là như vậy.
- Không trở nên kinh hoàng với những bộ quần áo hoặc kiểu tóc kỳ quặc của con.
- Cố gắng tâm sự với con về những hậu quả có thể xảy ra từ bề ngoài của trẻ, từ đó trẻ có thể học hỏi để đưa ra các quyết định.
- Tâm sự với con về cảm giác và trải nghiệm của bạn. Ngay cả khi bạn chỉ nói một mình, bạn có thể chắc chắn là trẻ đang lắng nghe những gì bạn nói.
- Bắt đầu các câu với " Mẹ cảm thấy" hơn là "con là". Ví dụ, bạn nói là "Mẹ cảm thấy bực mình khi mẹ phải làm tất cả việc nhà" hơn là " Con thật là lười biếng".
“Hãy để trẻ đi”
Mối quan hệ giữa người mẹ và trẻ có thể chuyển sang một cấp độ hai người lớn với nhau ở một số giai đoạn. Thỉnh thoảng sự thay đổi này khá nhanh và xảy ra ở tuổi cuối tuổi thiếu niên hoặc gần 20 tuổi. Đây là một bước chuyển biến lớn, nhưng đó là những gì bạn cần phải làm. Bạn có thể cảm thấy buồn bã khi mất đi vai trò lớn của mình.
Giai đoạn này xảy ra khác nhau giữa mỗi bà mẹ và trẻ. Có một thách thức thực sự của việc “để trẻ đi” với những thân mật hằng ngày khi trẻ ngày càng có thể tự bản thân mình đưa ra quyết định. Đây là thời gian để bạn lên kế hoạch cho cuộc sống mới của bạn, bạn sẽ làm gì khi có thời gian rảnh rỗi và sẽ ở bên cạnh trẻ như thế nào.
Công việc của bạn sẽ hoàn thành rất tốt nếu bạn có thể tạo ra một môi trường tôn trọng và quan tâm, điều đó sẽ theo trẻ mãi mãi khi trẻ bước ra thế giới bên ngoài.
Những điều cần lưu ý
- Trở thành một người mẹ là một nhiệm vụ bạn nên biết cân bằng và trở nên linh hoạt và thích ứng với những kế hoạch thay đổi.
- Dành thời gian cho bản thân, tha thứ cho bản thân-Chăm sóc cho bản thân.
- Ghi nhớ điểm tích cực và quan trọng về cách bạn chăm sóc trẻ khi trẻ lớn lên.
- Cố gắng không nhắc lại những trải nghiệm buồn của trẻ.
- Không đặt những mục tiêu viển vông cho bản thân và trẻ.
- Ôm trẻ thật nhiều. Nói với trẻ là bạn yêu trẻ rất nhiều.
- Dành thời gian để hiểu điều gì quan trọng trong cuộc sống của trẻ.
- Tất cả bà mẹ cần sự giúp đỡ- hãy chấp nhận những lời đề nghị giúp đỡ hoặc yêu cầu giúp đỡ.