Sau đây là những bước cha mẹ và người quan tâm có thể thực hiện để bảo vệ an toàn cho trẻ khuyết tật.
Để giúp tất cả trẻ an toàn, cha mẹ và người chăm sóc cần phải:
- Hiểu biết và tìm hiểu về những mối quan tâm hoặc mối nguy hiểm đối với trẻ.
- Lên kế hoạch bảo vệ trẻ và chia sẻ cùng những những người khác.
- Nhớ rằng nhu cầu được bảo vệ của trẻ sẽ thay đổi theo thời gian.
Chúng ta có thể làm gì?
Cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể trò chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe của trẻ về cách bảo vệ an toàn cho trẻ. Giáo viên hoặc nhân viên y tế cũng có thể đưa ra một số ý kiến hữu ích. Một khi bạn đã có ý tưởng để bảo vệ an toàn cho trẻ, hãy lên một kế hoạch phù hợp và chia sẻ kế hoạch đó với trẻ và những người lớn có khả năng giúp đỡ nếu cần thiết.
Sau đây là một số vấn đề đáng suy nghĩ khi lên kế hoạch bảo vệ an toàn cho trẻ:
Di chuyển nhiều nơi và giải quyết vấn đề
Có phải trẻ đang gặp phải những thách thức khi di chuyển nhiều nơi và giải quyết những vấn đề xung quanh? Đôi khi trẻ đối mặt với những tình huống không an toàn, đặc biệt là ở những địa điểm mới, lạ lẫm. Những đứa trẻ bị hạn chế về khả năng di chuyển, lắng nghe, quan sát hoặc đưa ra quyết định, và những trẻ không cảm nhận và thấu hiểu về nỗi đau có thể không nhận ra một tình huống nào đó không an toàn, hoặc có thể gặp rắc rối để thoát khỏi tình huống đó.
Hãy quan sát xung quanh địa điểm trẻ sẽ có mặt, để đảm bảo rằng mọi khu vực trẻ có thể đi đến đều an toàn đối với trẻ. Kiểm tra quần áo và đồ chơi của trẻ - có phù hợp với khả năng của trẻ không, chứ không chỉ quan tâm đến mỗi độ tuổi và kích cỡ? Ví dụ, quần áo và đồ chơi rất quan trọng đối với trẻ, có thể có những dải dây không an toàn với một đứa trẻ nhỏ, trẻ không thể tự gỡ ra, hoặc những đồ chơi có những bộ phận nhỏ tách rời sẽ không an toàn cho những trẻ thích cho đồ chơi vào miệng.
Thiết bị an toàn
Bạn đã sở hữu loại thiết bị an toàn chưa? Thiết bị an toàn thường phát triển dựa trên độ tuổi và kích cỡ, và ít dựa trên khả năng.
Ví dụ, một nguyên nhân chính gây ra tử vong ở trẻ em đó là tai nạn xe cộ. Giữ trẻ an toàn trong xe là rất quan trọng. Khi lựa chọn ghế ngồi ô tô hợp lý, bạn có thể cần phải cân nhắc liệu trẻ ngồi dậy khó khăn hoặc vẫn ngồi yên ở trên ghế, hơn nữa cần chú ý đến độ tuổi, chiều cao và cân nặng của trẻ. Đối với trẻ khuyết tật, bạn nên trò chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về chỗ ngồi tốt nhất trên xe ô tô hoặc ghế nâng và vị trí ghế ngồi phù hợp dành cho trẻ.
Những ví dụ khác về thiết bị an toàn đặc biệt bao gồm:
- Áo phao có thể cần phải được trang bị đặc biệt cho con bạn.
- Thiết bị cảnh báo khói có lắp kèm ánh sáng và độ rung và nên đặt trong nhà ở những nơi trẻ có thể nghe thấy.
- Lan can và chấn song an toàn có thể đặt ở trong nhà để hỗ trợ những trẻ di chuyển khó khăn khi đi đến nhiều nơi hoặc đứa trẻ dễ ngã.
Nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về những thiết bị thích hợp dành cho con bạn và có những thiết bị này sẵn sàng trước khi bạn cần đến chúng.
Trò chuyện và cảm thông
Con bạn có gặp phải những vấn đề về khả năng nói hoặc hiểu? Trẻ có những vấn đề trong giao tiếp có thể bị hạn chế khả năng hiểu về sự an toàn và sự nguy hiểm.
Ví dụ, trẻ bị điếc có thể không nghe thấy những hướng dẫn bằng lời nói. Trẻ bị thiểu năng có thể không hiểu về an toàn dễ dàng như những đứa trẻ khác. Trẻ giao tiếp khó khăn có thể không có khả năng đặt ra những câu hỏi về sự an toàn. Người lớn có thể nghĩ rằng trẻ khuyết tật nhận thức được những mối nguy hiểm trong khi thực tế trẻ không có khả năng đó.
Cha mẹ và người chăm sóc có thể tìm ra những phương pháp dạy trẻ về sự an toàn, chẳng hạn như:
- Thể hiện cho trẻ thấy trẻ cần làm những gì
- Áp dụng trò chơi đóng vai để diễn tập
Cha mẹ và người chăm sóc có thể tìm những cách khác nhau để trẻ giao tiếp khi ở trong tình huống nguy hiểm. Ví dụ, dạy trẻ cách sử dụng còi, chuông hoặc báo động để có thể cảnh báo những người khác về sự nguy hiểm. Nói với người lớn đang chăm sóc cho trẻ về cách thức giao tiếp với trẻ nếu có bất kỳ mối nguy hiểm nào.
Đưa ra quyết định
Con bạn hay gặp phải vấn đề về khả năng đưa ra quyết định? Trẻ có thể bị hạn chế về khả năng đưa ra quyết định do chứng chậm phát triển hay giới hạn trong những kỹ năng suy nghĩ của trẻ, hay trong khả năng của trẻ để ngăn chặn bản thân làm một việc gì đó mà trẻ muốn, nhưng không nên làm.
Ví dụ, trẻ mắc rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD) hoặc rối loạn rượu bào thai (FASDs) có thể rất bốc đồng và không có khả năng suy nghĩ về hậu quả của những hành động do trẻ gây nên. Mọi người thường đặt những vật nguy hiểm hơn ở vị trí cao, vì vậy trẻ nhỏ không thể với đến. Đứa trẻ lớn hơn có thể với đến một số thứ không đảm bảo an toàn. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng môi trường xung quanh trẻ và những địa điểm mới.
Một số trẻ cũng có thể gặp phải vấn đề phân biệt sự an toàn và nguy hiểm ở một số tình huống và những người nào đó. Trẻ có thể không biết phải làm gì. Cha mẹ và điều dưỡng viên có thể dạy cho trẻ những hướng dẫn cụ thể cách để cư xử trong những tình huống nhất định và những tình huống có thể trở nên nguy hiểm.
Di chuyển và khám phá
Con bạn có đủ cơ hội để di chuyển và khám phá không? Trẻ khuyết tật thường cần thêm một số sự bảo vệ. Nhưng cũng chỉ như tất cả những đứa trẻ khác, trẻ cũng cần di chuyển và khám phá để trẻ có thể phát triển cơ thể và trí tuệ khỏe mạnh.
Một số cha mẹ của trẻ với những nhu cầu đặc biệt lo lắng về vấn đề trẻ cần thêm sự bảo vệ. Rất khó có thể bảo vệ trẻ khỏi vết sưng hoặc bầm tím. Khám phá có thể giúp trẻ học hỏi về an toàn và khó khăn, nguy hiểm. Trở nên cân đối và khỏe mạnh có thể giúp trẻ giữ an toàn, và có lối sống tích cực, điều này rất quan trọng để có được sức khỏe lâu dài.
Trẻ khuyết tật có thể cảm thấy khó tham gia vào một môn thể thao hoặc một hoạt động vui chơi năng động - ví dụ, những thiết bị có thể cần phải thích nghi, những huấn luyện viên có thể cần thêm thông tin và hỗ trợ để giúp trẻ khuyết tật, hoặc một vấn đề giao tiếp có thể làm mọi việc trở nên khó khăn hơn đối với một số trẻ là thành viên của một đội.
Hãy trò chuyện với giáo viên của trẻ, huấn luyện viên, người cung cấp dịch vụ chăm sóc hoặc chuyên gia sức khỏe về những cách để tìm thấy sự cân bằng thích hợp giữa việc trở nên an toàn và năng động.
Những mối quan tâm khác
Bạn có những mối quan tâm khác? Mỗi đứa trẻ có những đặc điểm khác nhau. Đây không phải là một danh sách hoàn chỉnh những câu hỏi và mối quan tâm, những vấn đề này chỉ là ví dụ. Câu hỏi và mối quan tâm của bạn có thể khác. Hãy nói chuyện với cán bộ y tế, giáo viên hoặc trung tâm chăm sóc cho trẻ để tìm hiểu kỹ hơn về việc giữ an toàn cho trẻ.