Phần 5: Quan tâm tới bản thân mình
Các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi dành thời gian chăm lo cho bản thân. Điều này sẽ tạo ra sự cân bằng cho cuộc sống của bạn và việc nuôi dạy trẻ.
Tất nhiên, việc nuôi dạy con vô cùng tốn thời gian của bạn. Thậm chí nó có thể tốn thời gian của bạn trong suốt cuộc đời. Nhưng bạn cần phải chăm sóc cho cả bản thân mình nữa.
Vì thế hãy nhờ đến sự hỗ trợ từ phía bạn bè và gia đình. Hãy dành thời gian cho những sở thích riêng khi không có trẻ em bên. Có thể có những lúc dành thời gian để nghỉ ngơi một mình, và cả hai bố mẹ hãy cố gắng cùng nhau chăm sóc con.
Khi có thời gian chăm sóc bản thân bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh và kiên nhẫn hơn mỗi khi trẻ cần bạn và bạn cảm thấy vai trò làm bố mẹ của bạn sẽ tuyệt vời hơn.
“Quan tâm tới bản thân mình” là một trong 5 bước để nuôi dạy trẻ tích cực. Hãy tìm hiểu về các bậc cha mẹ khác và học cách làm thế nào họ nuôi dạy con một cách dễ dàng. Đây là một số các chủ đề được nhiều người quan tâm để giúp bạn học cách chăm sóc bản thân sau khi có con:
- Thống nhất quan điểm nuôi con để giảm tranh cãi
- Kiểm soát căng thẳng khi có con
- Cân bằng giữa công việc và gia đình
Thống nhất quan điểm nuôi con để giảm tranh cãi
Có một điều phổ biến và ít khi nằm ngoài dự tính đó là việc các bậc phụ huynh sẽ tranh cãi và không thống nhất với nhau về cách nuôi dạy trẻ. Thông qua việc giao tiếp thiện chí và hiệu quả với nhau, các bậc cha mẹ có thể học được cách giải quyết những quan điểm khác nhau này. Trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nếu cha mẹ chúng có đồng quan điểm trong việc nuôi dạy.
Tất nhiên đây không phải là một điều dễ thực hiện. Mỗi người đều có những niềm tin, giá trị sống, kỳ vọng và những kỹ năng độc lập và khác nhau. Hơn nữa, việc phải giải quyết những việc gia đình khác hàng ngày cũng khiến cho khả năng hợp tác nhất quán gặp khó khăn.
Hỗ trợ người kia trong việc nuôi dạy là một điều rất quan trọng. Khi vợ/chồng của bạn đảm nhiệm việc đọc sách cho con lúc đi ngủ, bạn có thể hỗ trợ bằng cách thực hiện theo đúng cách đọc sách mà cả hai đã đặt ra từ trước.
Nếu bạn không hài lòng với cách làm này, hãy chờ đến khi bạn bình tĩnh lại và thảo luận lại về điều này.
Các bậc cha mẹ nên dành thời gian để hoặc giải quyết những chuyện còn tồn tại trước kia. Và hãy nhớ cho chồng/vợ của bạn biết khi nào bạn cảm thấy hài lòng với việc chăm sóc con cái của họ.
Bạn có bị căng thẳng không?
Thỉnh thoảng, những yêu cầu và căng thẳng trong việc nuôi dạy trẻ cứ phát sinh dần. Nhưng có một vài cách bạn có thể thực hiện để khiên mọi việc quay trở lại quĩ đạo.
Hãy suy nghĩ về những điều làm bạn căng thẳng. Nếu bạn giảm bớt những căng thẳng hàng ngày, bạn sẽ cảm thấy dễ hơn trong việc bình tĩnh khi nuôi con và cũng khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn khi phải đối mặt với các vấn đề phát sinh khác như việc bị ốm chẳng hạn.
Đối với nhiều bậc phụ huynh, dường như họ cảm thấy có quá nhiều việc phải làm mỗi ngày. Bạn có thể sẽ cần phải thay đổi phong cách sống. Hãy nói chuyện với người kia về việc bạn muốn thay đổi lịch sinh hoạt và chia sẻ công việc hàng ngày.
Gọi cho bạn bè hoặc gia đình bạn nếu bạn muốn được hỗ trợ hơn nữa. Mỗi người đều cần những sự hỗ trợ hàng ngày vì thế chẳng có lí do gì bạn cảm thấy ngại khi nhờ họ để ý dùm lũ trẻ hoặc đi uống cà phê với bạn cả.
Một số cha mẹ khác cảm thấy khoảng thời gian căng thẳng nhất là khi mọi người về nhà sau khi đi làm hoạc đi học. Hãy đưa ra một lịch sinh hoạt hợp lí và thông báo cho mỗi người biết những việc cần làm. Điều này sẽ giúp cho khoảng thời gian ăn tối trở nên dễ dàng hơn.
Điều cuối cùng, bạn nên dành thời gian cho bản thân để thư giãn hoặc làm những gì mình thích. Chỉ cần dành khoảng nửa tiếng mỗi ngày là đủ để bạn cảm thấy khoan khoái. Việc tập thể dục đều đặn và thực hiện một lối sống lành mạnh cũng rất giúp ích cho bạn giải quyết căng thẳng mỗi ngày.
Cân bằng giữa công việc và gia đình
Hãy cố gắng cân bằng giữa yêu cầu của công việc và gia đình là một điều vô cùng khó. Thế nhưng khi bạn tạo ra được sự cân bằng, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Việc phải chịu quá nhiều áp lực từ công việc và gia đình ảnh hưởng nghiêm trong đến cuộc sống của mỗi người và những người xung quanh họ. Khi những căng thẳng của công việc lan vào cuốc sống gia đình, chúng ta sẽ hay cãi vã, phát sinh các bất đồng giữa vợ chồng và sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Căng thẳng bạn gặp phải trong gia đình cũng ảnh hưởng đến công việc giống như vậy. Bạn sẽ phải cố gắng hết sức mới có thể làm việc theo đúng ý muốn được.
Vậy, làm thế nào để tạo sự cân bằng? Một cách hợp lí bạn có thể sử dụng đó là khi ở gia đình bạn tập trung vào gia đình, khi ở cơ quan hãy hướng đến công việc.
Ở nhà, hãy cố gắng làm bữa sáng diễn ra một cách trơn tru. Nếu bạn bắt đầu một ngày mới bình yên, bạn sẽ không mang theo những ức chế từ nhà vào công việc.
Hãy đặt ra những qui định cho trẻ về khoảng thời gian chơi và rời khỏi nhà mỗi ngày. Bạn thậm chí phải dạy trẻ tự lập ở một số việc nhất định như chúng phải tự mặc quần áo.
Ở cơ quan, bạn nên cố gắng thực hiện những việc khó khăn trước. Khi làm như vậy, vào cuối ngày bạn sẽ không còn phải mang nhiều lo lắng về nhà.
Hãy suy nghĩ về một số cách để xả hơi và thư giãn sau thời gian làm việc mà không ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt của gia đình. Các bài tập thể dục và chế độ ăn lành mạnh cũng sẽ giúp ích bạn thực hiện điều này.