Phần 4: Có những kỳ vọng thực tế
Không phải đứa trẻ nào cũng giống nhau. Mỗi đứa trẻ đều có cá tính riêng biệt. Thậm chí những đứa trẻ ở cùng lứa tuổi cũng có những sự phát triển ở các mức độ khác nhau. Vì thế, sẽ rất cần thiết khi các bậc cha mẹ không kỳ vọng quá lớn hoặc thiếu sự kỳ vọng ở khả năng của trẻ.
Cần biết rằng chẳng có ai là hoàn hảo cả. Bạn không hoàn hảo và các con của bạn cũng thế.
Nếu bạn kỳ vọng rằng con mình sẽ luôn luôn cư xư đúng mực, luôn cảm thấy hạnh phúc hay luôn tỏ ra hợp tác với bạn, bạn sẽ thất vọng đấy. Trẻ em không thể tránh khỏi việc mắc lỗi, nhưng hầu hết các lỗi này đều là vô tình. Việc bạn để trẻ thử và vấp ngã và điều hoàn toàn bình thường.
Các bậc cha mẹ cũng đừng quên hãy luôn để bản thân mình thoải mái. Có lẽ bậc cha mẹ nào cũng muốn minh là những cha mẹ tốt nhất. Nhưng điều này không thực tế. Bạn là con người. Bạn sẽ mắc lỗi. Đừng quá buồn hoặc rối trí. Ai cũng phải học hỏi thông qua kinh nghiệm.
“Có những kỳ vọng thực tế” là một trong 5 bước nuôi dạy trẻ tích cực. Hãy tìm hiểu về các bậc cha mẹ khác và học cách làm thế nào họ nuôi dạy con một cách dễ dàng. Đây là một số các chủ đề được nhiều người quan tâm để giúp bạn suy nghĩ về việc làm sao để có những kỳ vọng mang tính thực tế:
Cha/mẹ đơn thân
Các cha/mẹ đơn thân hay nghĩ rằng sẽ việc thiếu sự hỗ trợ từ người nửa kia sẽ khiến họ khó khăn hơn trong việc nghiêm khắc đối với trẻ.
Đưa ra một kế hoạch chơi và kiên định là điều rất quan trọng. Trẻ nhỏ sẽ nhanh chóng thích nghi với lịch sinh hoạt – giờ đi ngủ, giờ ăn và lúc rời nhà vào buổi sáng. Tạo ra những thói quen sinh hoạt tích cực và dễ đoán trước bạn sẽ không phải đối mặt với việc luôn phải giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt phát sinh.
Rất nhiều cha/em đơn thân luôn lo lắng về sự thiếu vắng vai trò của người bố hoặc người mẹ trong gia đình. Các bà mẹ đơn thân có lẽ sẽ cảm thấy sự thiếu vắng này rõ ràng hơn khi họ phải nuôi con trai một mình và đối với các ông bố đơn thân nuôi con gái cũng vậy.
Cha/mẹ đơn thân có lẽ sẽ muốn tìm một cách khác để con mình quen và tìm hiểu về việc sống gần một người phụ nữa hoặc đàn ông khác. Đó có thể là ông bà, chú bác, hoặc gia đình người bạn thân hay huấn luyện viên thể dục. Một người cố vấn cũng có thể hỗ trợ trẻ trong suốt cuộc đời và là một tấm gương tuyệt với cho trẻ.
Bạn có đang mắc phải một số sai lầm thông thường hay không?
Bẫy “chỉ trích“ là khi bạn thường xuyên rơi vào tình trạng cãi vã với trẻ. Ngay từ đầu bạn đã chỉ trích và sau đó thì đe dọa và la hét trẻ. Những cuộc tranh cãi như vậy làm cho cả phụ huynh và trẻ đều cảm thấy tức giận. Nếu xảy ra tình trạng này thường xuyên, đã đến lúc bạn phải thử một cách khác để xử lý những cuộc tranh cãi với trẻ.
Bẫy “để trẻ một mình” xảy ra khi phụ huynh không khích lệ trẻ khi trẻ cư xử đúng mực. Việc này khiến trẻ có thể sẽ nổi loạn để gây sự chú ý. Hãy cố gắng động viên khích kệ những hành vi nào của trẻ mà bạn muốn chúng thực hiện thường xuyên.
Bẫy “vì lợi ích của con” là việc cha mẹ vì lợi ích của trẻ mà quyết định vẫn tiếp tục cuộc hôn nhân không hạnh phúc và không giải quyết được các vấn đề của bản thân họ.
Bẫy “cha mẹ hoàn hảo”. Không có cha mẹ nào là hoàn hảo cả. Việc cố gắng trở thành phụ huynh hoàn hảo sẽ có thể khiến bản thân bạn dễ gặp phải sự thất vọng, tức giận và cảm thấy tội lỗi.
Bẫy “hành hạ” là khi phụ huynh bỏ bê những nhu cầu của bản thân. Bạn không phải dành tất cả thời gian của mình cho con. Việc nuôi dạy trẻ tốt cũng đồng nghĩa với việc người lớn phải tự biết chăm sóc cho các nhu cầu của bản thân mình.
Hội chứng cay cú khi thua cuộc
Đối với một số đứa trẻ thì áp lực phải giành chiến thắng mỗi khi tham gia các trò chơi là quá nặng nề. Chúng sẽ hả hê khi dành chiến thắng hoặc nổi giận khi thất bại. Điều này khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng khi con mình chơi các môn thể thao.
Chơi thể thao giúp trẻ trở nên năng động, học hỏi những kỹ năng mới và kết bạn. Quá trình chơi khiến trẻ học hỏi về làm việc nhóm, tránh nhiệm và sự cạnh tranh. Trẻ nên được cảm nhận nhiều mặt của việc chơi thể thao chứ không riêng về kết quả đạt được.
Tập trung vào việc xem con bạn phát triển được những mặt nào với mỗi trò chơi của trẻ. Chúng sẽ cảm thấy rằng mọi người đều có thể chơi vui vẻ mà không cần quan tân tới kết quả.
Một số đứa có thể bỏ một trò chơi nào đó vì chúng nghĩ chúng chơi không giỏi. Bạn sẽ cần thời gian và cố gắng để nâng cao kỹ năng cho trẻ và xây dựng tính tự tin cho chúng, vì thế hãy động viên chúng tiếp tục chơi.
Trẻ em cũng cần phải được dạy rằng chúng không cần phải là người giỏi nhất ở mọi mặt. Nếu con bạn phàn nàn với bạn rằng chúng không phải là người chạy nhanh nhất trong đội, bạn nên an ui chúng một cách tích cực rằng: “Con có thể không chạy nhanh nhất nhưng con luôn tung ra những cú sút trái phá”