Phần 3: Áp dụng kỷ luật nghiêm ngặt
Kỷ luật không phải là một từ mang ý nghĩa tồi tệ. Thực tế, kỷ luật nghiêm ngặt giúp trẻ hiểu rằng mỗi hành vi đều mang lại hậu quả và những hậu quả này hoàn toàn lường trước được. Điều này có nghĩa trẻ sẽ cảm thấy an toàn và đảm bảo và sẽ biết những gì mình được mong đợi.
Kỷ luật nghiêm ngặt không chỉ giúp trẻ học hỏi để chịu trách nhiệm cho hành vi của mình mà còn giúp trẻ học cách quan tâm đến những cảm giác và nhu cầu của những người khác, giúp trẻ phát triển kỹ năng tự kiểm soát.
Đối với cha mẹ, kỉ luật nghiêm ngặt sẽ hiệu quả hơn khi bạn có một kế hoạch chi tiết. Bạn thiết lập những quy tắc nền tảng rõ ràng và cho trẻ biết những gì được phép và không được phép làm. Cung cấp những sự hướng dẫn rõ ràng cho trẻ, giữ bình tĩnh và kiên định thực hiện mỗi ngày. Trẻ sẽ sớm hiểu được bạn luôn luôn thực hiện sát sao kế hoạch. Trẻ sẽ hiểu những gì bạn nói!
Nhưng bạn cũng không cần phải phê bình những vấn đề nhỏ nhặt. Phớt lờ hành vi không đúng mực mà trẻ đang nỗ lực để làm bạn chú ý. Đừng cằn nhằn và hành vi đó sẽ biến mất.
Nếu những nguyên tắc bị phá vỡ, hãy hành động nhanh chóng, giữ bình tĩnh và tiếp tục thực hiện theo kế hoạch. Đưa ra những hình phạt công bằng, những hậu quả phù hợp với độ tuổi, chẳng hạn như mang đồ chơi của trẻ đi xa khoảng một vài phút.
Và nhớ khích lệ hành vi đúng đắn của trẻ. Cố gắng giữ trẻ tuân thủ quy tắc và khen ngợi chúng- đặc biệt khi trẻ đang học hỏi những thứ mới mẻ.
"Áp dụng kỷ luật nghiêm ngặt” là một trong năm bước để nuôi dạy trẻ tích cực. Hãy tìm hiểu về những cách thức khác để thể thực hiện vai trò nuôi dạy trẻ dễ dàng hơn. Sau đây là một số chủ đề nuôi dạy trẻ mới để bạn suy nghĩ và đưa ra biện pháp để áp dụng kỷ luật nghiêm ngặt:
- Trẻ nhỏ không thể luôn luôn có được mọi thứ. Hãy thiết lập một số quy tắc nền tảng!
- Làm thế nào để đi ra khỏi nhà đúng giờ vào buổi sáng
Sức mạnh vòi vĩnh: Dạy trẻ để trở thành người tiêu dùng hợp lý
Trẻ có thể vòi vĩnh bất cứ thứ gì chẳng hạn như ngũ cốc cho bữa sáng đến những trò chơi mới nhất trên máy tính. Ở những thời điểm đó, trẻ có mục đích rõ ràng về những thứ trẻ muốn mua.
Hầu như không có gì ngạc nhiên khi bạn nghĩ về khoản tiền bạn dành để mua sắm cho trẻ. Trẻ xem Ti Vi 2 tiếng mỗi ngày sẽ nhìn thấy hơn 10.000 quảng cáo mỗi năm.
Rất ít người trong số chúng ta có thể làm gì đó để bảo vệ trẻ không bị ảnh hưởng bởi hàng ngàn quảng cáo hằng ngày. Nhưng chúng ta có thể biến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.
Bạn có thể giúp trẻ hiểu tại sao bạn mua thứ gì đó hoặc tại sao bạn không mua thứ gì đó. Thay vì chỉ nói “bởi vì mẹ đã nói là không”, bạn có thể giải thích tại sao sản phẩm đó lại không hợp lý. Có phải nó quá đắt? Hay sản phẩm đó không phù hợp với độ tuổi của trẻ?
Bạn cũng có thể giúp trẻ bằng cách dạy trẻ giá trị của đồng tiền. Cho trẻ một khoản trợ cấp để trẻ dành dụm nếu chúng thích. Thậm chí đứa trẻ 6 tuổi hiểu sự vô giá trị của một con heo tiết kiệm rỗng tuếch.
Và cuối cùng, hãy nghĩ về những gì bạn nói và làm trước mặt trẻ. Nếu bạn luôn luôn tranh luận với những người khác về khoản tiền dành cho trẻ, trẻ sẽ hiểu giá trị của đồng tiền.
Ra khỏi nhà đúng giờ!
Đối với nhiều gia đình, giờ cao điểm vào buổi sáng là lúc căng thẳng nhất trong ngày. Nhưng với thói quen lành mạnh đúng giờ bạn có thể sắp xếp mọi công việc nhà ổn thỏa để bản thân và trẻ ra khỏi nhà đúng giờ.
Tốt hơn hết hãy quy củ gia đình mình. Thiết lập một số quy tắc nền tảng và nề nếp đúng giờ. Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu mọi người biết những việc cần phải làm để chủ động hơn.
Đảm bảo bạn dành đủ thì giờ cho bản thân để chuẩn bị sẵn sàng mọi việc vào buổi sáng. Nên sắp xếp mọi việc và sẵn sàng trước trẻ nhỏ. Bạn có thể chuẩn bị một số thứ chẳng hạn như bữa trưa vào đêm hôm trước để tránh cập rập vào phút cuối.
Hãy để trẻ biết thói quen nào được ưu tiên. Nói với trẻ chính xác những gì trẻ sẽ phải làm.
Trẻ nhỏ có thể giúp đỡ bằng cách tự bản thân học hỏi để làm một số việc như mặc quần áo và đánh răng. Đây là cơ hội để trẻ để luyện tập những kỹ năng này và dạy trẻ mọi việc được sắp xếp như thế nào. Hơn nữa, việc này giúp bạn tiết kiệm thời gian!
Bạn có thể thử cho trẻ chơi trò “hoàn thành trước thời hạn”. Trẻ sẽ sẵn sàng trước khi chuông báo thức tắt. Nếu trẻ thắng trẻ sẽ dành được một phần thưởng, chẳng hạn như một món ăn nhanh sở trường trong hộp cơm trưa của trẻ.
Nói cho trẻ rõ ràng những gì trẻ cần phải làm để chiến thắng và thiết lập thời lượng hợp lý. Tránh nhắc lại những hướng dẫn hoặc cằn nhằn thúc dục trẻ. Thường chỉ cần kéo dài trò chơi này khoảng 2 tuần trước khi nề nếp gia đình đi vào quy củ và có thể dần dần từ bỏ trò chơi này.