Phần lớn bệnh giao màu thường lành tính, ít để lại biến chứng nếu chúng ta biết chăm sóc và phòng ngừa đúng cách.
Nhằm chủ động phòng bệnh khi giao mùa, cũng như cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh, dưới đây là những lưu ý quan trọng mà cha mẹ cần biết.
1. Chú ý đến chế độ ăn
Chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh khi giao mùa. Cha mẹ nên xây dựng thực đơn đủ đạm và các vi chất cho trẻ.
- Bổ sung đầy đủ protein: Protein là thành phần quan trọng giúp xây dựng và duy trì hệ miễn dịch. Trẻ nên ăn nhiều thịt bò, gà, cá, trứng và hải sản.
- Cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng: Kẽm và sắt là hai vi chất thiết yếu cho hệ miễn dịch. Cha mẹ nên bổ sung kẽm và sắt cho trẻ qua các thực phẩm như thịt bò, gà, cá, trứng, hải sản, rau xanh và trái cây.
- Tăng cường vitamin: Vitamin A, vitamin nhóm B và vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Các vitamin này đến từ rau quả và uống nước ép trái cây có màu vàng, cam, đỏ như cam, cà rốt, cà chua…
2. Thay đổi sinh hoạt cho trẻ để phòng bệnh khi giao mùa
Ngoài bổ sung một thực đơn dinh dưỡng thì việc điều chỉnh những thói quen sinh hoạt thông thường của trẻ là rất cần thiết.
Phụ huynh cần vệ sinh môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ, gọn gàng. Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên như cắt móng tay, móng chân cho trẻ. Trẻ cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, nên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng tránh các bệnh viêm tai mũi họng.
Cha mẹ nên đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc. Bởi giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Cho trẻ ngủ đủ 9 – 12 tiếng mỗi ngày tùy theo lứa tuổi. Bên cạnh đó, trẻ cần được tạo môi trường ngủ thoáng mát, đủ ánh sáng và độ ẩm phù hợp để trẻ dễ thở.
Đặc biệt, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật. Bởi lông động vật từ chó, mèo, chăn gối, vỏ đệm… không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ho, hen suyễn… Vì thế trẻ nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với động vật, đặc biệt là những động vật không được vệ sinh thường xuyên. Vệ sinh chăn gối, vỏ đệm định kỳ để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cho trẻ.
3. Phòng bệnh khi giao mùa: Cho trẻ vận động nhiều hơn
Vận động đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh khi giao mùa cho trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vận động mỗi ngày. Khi vận động, cơ thể trẻ sẽ được dẻo dai, tăng cường lưu thông máu, kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, từ đó giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn các hoạt động vận động phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của trẻ. Mùa hè, trẻ nên vui chơi ngoài trời vào buổi chiều mát để tránh tình trạng say nắng, sốc nhiệt. Vào mùa đông, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ra ngoài trời khi nhiệt độ quá thấp để tránh trẻ bị cảm lạnh, ho, sốt.
4. Mặc quần áo phù hợp cho bé để phòng bệnh khi giao mùa
Trang phục có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh trong mùa giao mùa. Cha mẹ cần lưu ý lựa chọn quần áo phù hợp với từng mùa để giúp trẻ luôn thoải mái và khỏe mạnh.
Vào mùa hè, nên ưu tiên chọn quần áo chất liệu cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát. Tránh cho trẻ mặc quần áo quá bó sát hoặc nhiều lớp, gây bí bách và khó chịu. Khi ra ngoài trời nắng cần để trẻ đội mũ rộng vành và đeo kính râm.
Đối với mùa đông, cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt khi đi ra ngoài. Mặc áo khoác dày, đeo găng tay, khăn quàng cổ. Mũ len để giữ ấm cho đầu, cổ và tay. Khi bé ngủ, cần đảm bảo giữ ấm vùng cổ và bụng bằng áo len hoặc chăn mỏng.
5. Lưu ý môi trường xung quanh trẻ
Mùa giao mùa là thời điểm virus, vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, việc tạo môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng là vô cùng quan trọng để phòng bệnh khi giao mùa cho trẻ . Đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Cha mẹ cần vệ sinh nhà cửa thường xuyên bằng cách:
- Lau chùi các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, đồ chơi, bàn ghế… bằng dung dịch diệt khuẩn.
- Hút bụi và lau chùi sàn nhà thường xuyên.
- Giặt giũ khăn tắm, khăn mặt, khăn lau bếp hai lần một tuần.
- Quét dọn nhà cửa gọn gàng, loại bỏ những nơi có nước đọng để ngăn muỗi sinh sản.
- Duy trì thói quen nằm màn khi ngủ cho bé, kể cả buổi trưa.
6. Nếu trẻ mắc bệnh cần chăm sóc đúng
Khi trẻ mắc bệnh, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chăm sóc trẻ tại nhà để giúp trẻ mau khỏe hơn.
Đối với trẻ bị sốt, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát mồ hôi. Để bù nước và hạ sốt, trẻ cần bổ sung nhiều nước. Lau mát cho trẻ bằng khăn ấm. Cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ. Nếu sốt cao trên 38.5 độ C, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Đối với trẻ bị ho, ho là phản xạ tự nhiên giúp cơ thể trẻ tống xuất đàm nhớt, virus, vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp. Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm và giúp trẻ ho dễ hơn. Để vệ sinh mũi họng cho trẻ nên dùng nước muối sinh lý. Đối với trẻ trên 12 tháng tuổi, có thể cho trẻ uống ½ muỗng cà phê mật ong trước khi ngủ để giảm ho. Nếu trẻ ho nhiều, ho dai dẳng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị.
Nếu trẻ bị nôn ói và tiêu lỏng có thể gây mất nước. Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, oresol để bù nước và điện giải. Các dạng thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp sẽ phù hợp với trẻ. Nên hạn chế cho trẻ ăn thức ăn dầu mỡ, cay nóng. Chăm sóc đúng cách cũng là biện pháp phòng bệnh giao mùa cho trẻ.
7. Lưu ý các biện pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm
Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân cho bé, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để phòng bệnh khi giao mùa, đặc biệt là trong môi trường bên ngoài.
Có thể áp dụng những biện pháp hiệu quả sau:
- Sử dụng dung dịch sát khuẩn tay. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước là cách tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn và virus.Tuy nhiên, khi không có sẵn xà phòng và nước, có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn tay cho bé. Nên chọn dung dịch sát khuẩn tay có ít nhất 60% cồn để đảm bảo hiệu quả.
- Tránh cho bé tiếp xúc với người bị bệnh: Hạn chế cho bé đến những nơi đông người, đặc biệt là khi có dịch bệnh. Nếu bé tiếp xúc với người bị bệnh, phụ huynh nên cho bé đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
- Dạy bé che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Ho hoặc hắt hơi không che miệng có thể lây lan vi khuẩn và virus sang người khác. Cần dạy bé che miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi.
8. Cần tiêm phòng cho trẻ để phòng bệnh khi giao mùa
Tiêm phòng là một biện pháp phòng bệnh giao mùa hiệu quả giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế để đảm bảo sức khỏe cho bé. Vắc-xin giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời, tiêm phòng giúp giảm tỷ lệ lây lan bệnh. Một số loại vắc-xin quan trọng mà cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng:
- Vắc-xin cúm: Giúp bảo vệ trẻ khỏi virus cúm tới 96 -97%, loại virus có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản.
- Vắc-xin Rotavirus: Giúp bảo vệ trẻ khỏi virus Rotavirus, nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
9. Tăng cường đề kháng cho trẻ bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Immune của Doppelherz – Thương hiệu số 1 tại Đức
Bên cạnh việc cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cha mẹ có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé. Kinder Immune Syrup là thực phẩm bảo vệ sức khỏe đến từ thương hiệu Doppelherz của Đức. Sản phẩm có hương dứa thơm ngon và dạng siro dễ sử dụng, phù hợp cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Với thành phần bao gồm vitamin A, C, D3, E, kẽm và selen, Kinder Immune Syrup hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, và hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên.