Như chúng ta đã biết hoạt động trải nghiệm của trẻ là quá trình trẻ hành động thực tiễn với các sự vật, hiện tượng, con người trong cuộc sống thực, trong tương tác xã hội, sự định hướng của xã hội nhờ hoạt động tích cực của não, các giác quan, hệ thần kinh, thân thể trẻ và hành vi ngôn ngữ để có được những nhận thức (cảm nhận) và cảm xúc chính xác về các thuộc tính, tính chất của các sự vật, hiện tượng, con người trong môi trường sống, theo đó hình thành và phát triển vốn sống kinh nghiệm tự nhiên, xã hội, đồng thời bộc lộ những khả năng, năng lực tiềm ẩn ở mỗi đứa trẻ.
Nhằm tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc - giáo dục, nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tăng cường hoạt động vui chơi, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá nhằm giáo dục và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ. Việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường môi trường xã hội, cho trẻ được cảm nhận thông qua thực tế cũng là một thách thức lớn đối với mỗi nhà trường và giáo viên.
Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi, nếm, làm thí nghiệm...) có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin.
Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy. Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận. Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.
Sau đây là một số hình ảnh trong buổi trải nghiệm của các con