Phát triển vận động là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ mầm non. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của trẻ. Cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện. Chính vì vậy phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau như thể dục sáng và các tiết học thể dục. Đặc biệt là với hình thức tiết học, đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi sao cho phù hợp. Với tiết học “ Bò bằng bàn tay cẳng chân theo đường dích dắc” cũng vậy.
Hoạt động 1: Khởi động: Khi tiếng nhạc vui nhộn của bài ” Picachu” vang lên thì trẻ đi vòng tròn tập khởi động tay và phối hợp các kiểu chân. Phần khởi động giúp cho trẻ không bị sai khớp chân, khớp tay khi tập bài vận động cơ bản. Không những vậy phần khởi động còn tạo cho trẻ sự phấn khởi khi bước vào giờ học.
Trẻ đi khởi động cùng cô
Hoạt động 2: Trọng động. Sau khi khởi động xong cô cùng trẻ bước vào phần trọng động. Khi chuyển nhạc bài hát: “ Tết là tết ” thì trẻ tập các động tác tay - bụng - chân - bật theo đúng nhịp bài hát. Phần bài tập phát triển chung không chỉ đòi hỏi trẻ phải tập đúng theo nhạc mà trẻ còn phải tập các động tác theo cô một cách chính xác và thuần thục.
Trẻ tập bài tập phát triển chung
Và phần quan trọng nhất trong tiết học chính là phần vận động cơ bản. Để giúp trẻ tập chính xác phần vận động cơ bản thì việc đầu tiên là giáo viên giới thiệu tên vận động cho trẻ nghe, sau khi giới thiệu tên vận động xong thì cô làm mẫu và phân tích động tác mẫu cho trẻ quan sát. Khi làm mẫu đòi hỏi giáo viên phải làm mẫu thật chính xác động tác và phân tích thật ngắn gọn dễ hiểu với trẻ.
Cô tập mẫu vận động cơ bản
Sau khi tập mẫu xong thì cô gọi trẻ lên tập mẫu và trẻ được lần lượt lên tập.
Trẻ tập mẫu vận động cơ bản
Sau đó cô đưa ra hình thức thi đua để tạo cho trẻ có động lực cũng như sự phấn đấu trong tập luyện. Ở phần này giáo viên không chỉ giúp trẻ tập đúng động tác vận động cơ bản mà thông qua hoạt động còn giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật , rèn cho trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích. Không những vậy trẻ còn biết xếp hàng chờ đến lượt của mình để lên tập chứ không chen lấn xô đẩy.
Trẻ tập vận động
Và phần trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ cũng là một hoạt động mà trẻ vô cùng thích thú. Ở trò chơi này trẻ không chỉ nắm được luật chơi, cách chơi mà qua trò chơi cô còn giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn đồ chơi.
Trẻ chơi trò chơi
Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Để giúp cho trẻ không bị dừng đột ngột khi tham gia vận động thì ở phần này trẻ đã được cùng cô đi lại một cách nhẹ nhàng thoải mái. Một giờ học trôi qua thật nhanh trẻ đã được hoạt động một cách hăng say và đầy hứng thú.
Tác giả: Kiều Thị Dân