Trẻ mẫu giáo lớn cần tiếp tục hoc phép đếm xác định số lượng trong phạm vi 10, trẻ được làm quen với cách lập các số tiếp theo 5 số đầu của dãy số tự nhiên (6,7,8,9,10) trên cơ sở so sánh các tập hợp cụ thể có độ lớn bằng nhau hoặc hơn kém nhau một phần tử. Trẻ học cách tạo các tập hợp với số lượng nhất định bằng cách thêm bớt. Trẻ học cách hình thành số tiếp theo từ số đứng trước bằng cách thêm 1 vào số đứng trước, qua đó trẻ hiểu được mối quan hệ giữa các số liền kề thuộc dãy số tự nhiên. Dạy trẻ nhận biết các con số từ 1-10. Trẻ học cách tách- gộp nhóm có đối tượng từ 6-10 bằng nhiều cách tách gộp khác nhau.
Và để đạt được và xây dựng biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì chúng ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học cơ bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu tượng… Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông qua các hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần toàn diện đối với trẻ thơ.
Hoạt động này mang đến cho ta cái nhìn tổng quát về bài học tách gộp nhóm có 6 đối tượng, và các nhóm khác có số lượng là 7,8,9,10 và nhiều hơn nữa. giúp bé vừa có thể nhớ lại bài cũ. Bài học được đi kèm với trò chơi: Bé tinh mắt, bé nhanh tay, bé nhanh bé khéo giúp phát triển kỹ năng bản thân của bé.